Thị trường An toàn thông tin Việt Nam năm 2021

10:00 | 30/12/2021 | DOANH NGHIỆP
Mới đây, Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã phát hành Báo cáo thị trường an toàn thông tin Việt Nam năm 2021, với những số liệu điều tra và phân tích chuyên sâu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin.

Báo cáo thị trường an toàn thông tin Việt Nam năm 2021 được VCS đưa ra dựa trên phân tích thị trường an toàn thông tin toàn cầu và Thị trường an toàn thông tin tại Việt Nam, trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với nhiều biến động lớn do tình hình diễn biến của dịch bênh COVID-19 rất phức tạp.

Theo đánh giá của Gartner, chi tiêu dành cho ATTT và quản trị rủi ro trên toàn cầu năm 2021 đạt tới 150 tỉ USD, tăng 12,4% so với năm 2020. Trong đó, xu hướng phát triển và tăng trưởng nhu cầu về Cloud Security (ATTT điện toán đám mây) được ghi nhận có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, tăng 41,2% từ năm 2020 đến năm 2021.

Tại Việt Nam, theo nhận định từ đầu năm 2021 của các chuyên gia và tổ chức, trong năm 2021 quy mô thị trường ATTT Việt Nam dự kiến sẽ đạt 97,9 triệu USD, tương đương 2.252 tỉ đồng. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên cả nước, dẫn đến thay đổi trong nhu cầu và chi tiêu về ATTT của các cơ quan, tổ chức. Có thể thấy dự đoán đầu năm 2021 mang tính tích cực hơn so với dự đoán vào giữa và cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại về cuối năm, ước tính quy mô thị trường ATTT của Việt Nam năm 2021 đạt 1.600 tỉ đồng (giảm 35% so với ước tính từ đầu năm 2021). Tuy nhiên, trước những tín hiệu tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh covid - 19, các chuyên gia kỳ vọng trong năm 2022 quy mô thị trường ATTT Việt Nam sẽ đạt khoảng 2.100 tỉ đồng.

Phân loại theo nhóm ngành nghề kinh doanh sử dụng sản phẩm, dịch vụ ATTT, thì ngành Tài chính và Ngân hàng chiếm phần lớn tỉ trọng nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ATTT tại thị trường Việt Nam. Trong đó, nhóm các Ngân hàng Thương mại cổ phần và các công ty chứng khoán đứng đầu trong danh sách này. Điều này là tương đối phù hợp với thực tế, vì hai lĩnh vực này thường xuyên phải đối mặt với rủi ro mất ATTT và liên quan trực tiếp tới tài sản của các tổ chức và cá nhân.

Trong năm 2021, hành lang pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực bảo mật, ATTT đã tiếp tục được hoàn thiện hơn, góp phần làm gia tăng nhu cầu đầu tư cho đảm bảo ATTT trong nhóm các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ và Nhà nước.

Để giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nắm bắt được những diễn biến về ATTT trong năm 2022, cũng như có chiến lược định hướng cho thị trường ATTT, Công ty An ninh mạng Viettel cũng đưa ra những nhận định về xu hướng ATTT Việt Nam trong năm 2022.

Xem toàn bộ Báo cáo tại đây

Viettel Cyber Security

Tin cùng chuyên mục

Tin mới