TQ muốn “xóa sổ” các phần mềm Microsoft, Apple, Android vào tháng 10
Các cơ quan Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế phần mềm Android của Google, và nhiều phiên bản nguồn mở được sửa đổi của Android trên thị trường Trung Quốc.
Công nghệ máy tính đang trở thành một lĩnh vực bị nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ sau những bí mật của NSA bị tiết lộ và một loạt vụ việc về an ninh mạng, trong đó có những cáo buộc tấn công mạng và hình thành các lỗ hổng an ninh dạng “cửa hậu” (backdoor) gián điệp cả ở phần cứng và phần mềm.
Tháng 5/2014, Trung Quốc đã cấm Windows 8 của Microsoft trong các máy tính của cơ quan chính phủ. Phần lớn các máy tính này vẫn sử dụng Windows XP không còn được Microsoft hỗ trợ nữa.
Microsoft cũng phải đối mặt với một vụ việc điều tra độc quyền ở Trung Quốc liên quan tới Windows và Office.
Thúc đẩy
Trung Quốc đang phát triển phần mềm riêng từ tháng 3/2014, cho biết nỗ lực này để nhằm đưa phần mềm của Trung Quốc cùng với phần cứng công nghệ của nước này, để tăng cường một số lớn các mạng di động thông qua việc kinh doanh hạ tầng của mình.
Phần mềm mới của Trung Quốc sẽ là kết quả của một liên minh khoảng 13 công ty phần mềm với 80 đơn vị nghiên cứu phối hợp thông qua tiêu chuẩn hóa để hình thành hệ sinh thái máy tính để bàn và di động mới hoàn thiện với các kho ứng dụng trong nước.
Các nỗ lực trước đây
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc xây dựng phần mềm hệ điều hành (OS) riêng. Viện Khoa học Trung Quốc đã đưa ra một hệ điều hành dựa trên Linux vào năm 2000 được gọi là Red Flag, với phần mềm máy đề bàn, server và hiệu suất để sử dụng trong các trường học và các cơ quan chính phủ.
Hệ điều hành của Trung Quốc dựa trên Linux này sau đó đã được đưa ra một phiên bản dành cho các thiết bị di động.
Trung Quốc cũng đã phát triển hệ điều hành “Kylin OS”, được thiết kế như là phần mềm có mức an toàn cao dùng cho các cơ quan chính phủ. Một phiên bản thương mại hóa được dựa trên Ubuntu Linux của Canonical đã được tung ra vào tháng 4/2013.