Mạng không dây quang học giúp phòng tránh các mối đe dọa 5G
Mỗi thiết bị IoT bổ sung sẽ tạo ra một cửa hậu tiềm năng khác để tin tặc đánh cắp danh tính, hồ sơ tài chính, thông tin bí mật khác hoặc kiểm soát phương tiện và cơ sở hạ tầng quan trọng. Tất cả các cuộc tấn công mạng này đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng có một số lý do khiến 5G làm gia tăng đáng kể các cơ hội và lỗ hổng:
- 5G không chỉ là một bước tiến của 4G mà còn là một kiến trúc khác dựa trên cơ sở hạ tầng được ảo hóa, phân tán cao, do phần mềm xác định. Điều này tạo nên các thách thức mới cho cả nhà khai thác lẫn nhà cung cấp mạng, họ khó có thể tránh khỏi việc sẽ bỏ sót các trường hợp tấn công mạng có thể xảy đến đối với kiến trúc mạng 5G.
- Với 5G, mạng riêng sẽ phổ biến hơn so với 4G. Thuộc sở hữu của các nhà máy và các doanh nghiệp khác, mạng 5G tư nhân là cửa hậu tiềm năng để truy cập vào các mạng của nhà điều hành. Ví dụ: tin tặc có thể nhắm mục tiêu vào mạng doanh nghiệp không phải để tấn công vào các thiết bị IoT sử dụng 5G mà là xâm nhập vào mạng 5G của nhà khai thác di động và các điểm cuối IoT, điện thoại thông minh và các thiết bị khác sử dụng nó.
- 5G chủ yếu dựa vào giao diện lập trình ứng dụng (API) để hỗ trợ các chức năng dịch vụ. Kiến trúc này đặt nền tảng cho các vụ hack hỗ trợ API giống như kiến trúc được sử dụng để nhắm mục tiêu SolarWinds.
Với mạng 3G và 4G, các nhà khai thác và nhà cung cấp di động đã quảng bá rằng mạng di động an toàn hơn Wifi, khiến người dùng cũng lơ là mất cảnh giác với mạng 5G. Sử dụng truyền thông không dây và tần số vô tuyến (RF) thì đều có khả năng sẽ bị tấn công.
Truyền thông ko dây quang học (OWC) vốn đã an toàn hơn RF. Một lý do là vì tín hiệu RF được gửi đến cả người nhận dự kiến và người nhận không chủ định. Một số người nhận trái phép có thể có khả năng giải mã dữ liệu đó.
Để so sánh rõ hơn, giả sử có một tín hiệu tập trung vào người nhận chủ đích, khiến những người dùng xung quanh khác khó phát hiện ra nó, giúp cho việc nghe trộm giọng nói, video hoặc đọc trộm dữ liệu mà nó mang theo khó khăn hơn. Tính năng bảo mật này là lý do chính tại sao các cơ quan Chính phủ như Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và nhiều tổ chức rất quan tâm tới không dây quang học, coi đây như một giải pháp thay thế cho RF.
Một lợi ích quan trọng khác là tốc độ, hệ thống truyền thông quang học hỗ trợ hơn 100 GB mỗi giây trong các liên kết P2P đã được phát triển.
Kinh phí đầu tư cho OWC cũng không quá cao. Nhìn chung, từ góc độ kích thước, trọng lượng, công suất và chi phí, giải pháp OWC sẽ ít tốn kém hơn so với giải pháp RF tương đương. Một trong những ưu điểm chính của OWC là phổ hoạt động của nó hiện không được quy định, do đó không có chi phí cho việc sử dụng phổ cụ thể. Mặt khác, chi phí mua lại phổ 5G có thể khá tốn kém, bằng chứng là phiên đấu giá FCC 107 gần đây, đã đóng ở mức đáng kinh ngạc 80,9 tỷ USD để sử dụng băng tần 3,7-3,98 GHz.
Như đã thấy, trong sự phát triển của công nghệ điện tử, người dùng mong đợi rằng không chỉ thế hệ tiếp theo của các khả năng trở nên rẻ hơn trên cơ sở đơn vị (ví dụ: chi phí trên mỗi bit), mà còn phải giảm về mặt hình học. Thiết bị OWC sẽ làm được điều đó vì nó có khả năng làm được 10 đến 100 gigabit sẽ rất hiệu quả.
Không dây quang học cũng có thể bổ sung cho 5G. Một ví dụ là cung cấp fronthaul hoặc backhaul cho các địa điểm di động ở nông thôn và các vùng sâu vùng xa khác, nơi không có sẵn cáp quang hoặc chế tạo rất đắt và RF sẽ không hỗ trợ thông lượng đủ cao để hỗ trợ lưu lượng. Đối với cả mạng 5G công cộng và riêng tư, bất kể vị trí kết nối không dây quang học cũng cung cấp một cách để giải quyết các lỗ hổng trên backhaul hoặc fronthaul.
Trong các tình huống này, không dây quang học đóng vai trò như một lớp bảo mật mới mạnh mẽ cho mạng 5G và tất cả các ứng dụng IoT chạy trên chúng. Xem xét tất cả các mối đe dọa gần đây mà các nhà khai thác di động, chủ sở hữu mạng tư nhân và người dùng cuối sẽ phải đối mặt trong thế giới 5G, không dây quang học đang là giải pháp hữu ích tại thời điểm này.
Hồng Vân