Microsoft ra mắt phần mềm có khả năng phát hiện ảnh và video giả mạo
Microsoft cho biết deepfake có khả năng khiến con người nói những điều mà thực sự họ chưa từng nói hoặc có mặt ở những nơi mà trên thực tế họ chưa từng đến.
Deepfake là một kỹ thuật tổng hợp hình ảnh, video, đoạn ghi âm dựa trên trí tuệ nhân tạo. Trong thời gian gần đây, rất nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook và Twitter đã chia sẻ những hình ảnh hoặc video là nạn nhân của kỹ thuật này. Đồng thời, đây là một phần trong thế giới các tin tức giả mạo trực tuyến ngày nay và được giới chuyên gia cảnh báo các tin tức giả mạo này có thể truyền tải đi những thông điệp dễ gây hiểu lầm hoặc hoàn toàn sai sự thật.
Các bài viết giả mạo nhưng giống như thật là vấn đề vô cùng đáng quan ngại trước thềm cuộc bầu cử thổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, đặc biệt sau khi các bài viết sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội trong giai đoạn cuộc bầu cử năm 2016.
Microsoft cũng đã bổ sung danh sách các chương trình được lập trình nhằm "tuyên chiến" với các hình ảnh giả mạo khó phát hiện trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm nay.
Hiện Microsoft đang cộng tác với công ty trí tuệ nhân tạo AI Foundation (San Francisco) để có thể triển khai công cụ Video Authenticator nói trên trong các chiến dịch chính trị, tại các tòa soạn và nhiều đơn vị truyền thông khác.
Microsoft cũng cho biết đã tạo lập công nghệ titan trên nền tảng điện toán đám mây Azure của hãng, giúp người tạo ảnh hoặc dựng video kiểm chứng tính xác thực của hình ảnh hoặc video mà họ sẽ sử dụng.
Theo kế hoạch, Microsoft sẽ tiến hành thử nghiệm công nghệ titan đối với các tổ chức truyền thông, trong đó có tổ hợp truyền thông BBC của Anh và báo New York Times của Mỹ.
Ngoài ra, tập đoàn này cũng đang làm việc với Đậi học Washington và nhiều đơn vị khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ có khả năng phân biệt giữa tin giả với các nguồn tin đáng tin cậy.
M.H