Nhà cung cấp phần mềm và thiết bị bảo mật của Nga thông báo, các công cụ bảo mật trong hệ điều hành Android của họ đã bảo vệ 35,413 người sử dụng khỏi bị tống tiền qua di động trong khoảng giữa tháng 4/2014 đến tháng 3/2015. Tuy nhiên, con số này đã lên tới 136,532 người sử dụng sau 1 năm.
Báo cáo cho biết: Tỷ lệ người sử dụng bị tấn công bởi hình thức tống tiền này cũng như tỉ lệ người sử dụng bị tấn công bởi các loại phần mềm độc hại khác cũng đều tăng: từ 2,04% giai đoạn 2014-2015 lên 4,63% giai đoạn 2015-2016. Đồ thị biểu diễn sự gia tăng của hình thức tống tiền qua di động có thể ít hơn so với qua máy tính cá nhân, nhưng nó vẫn là một xu hướng đáng bận tâm.
Top 10 quốc gia đã từng chịu hình thức tống tiền qua di động cũng thay đổi qua từng thời kỳ. Trước đó, Mỹ, Kazakhstan và Ukraine đứng đầu danh sách này. Nhưng trong năm vừa qua, Đức đã vượt lên vị trí đầu tiên với gần 23% số người sử dụng gặp phải phần mềm độc hại và bị tấn công bởi hình thức tồng tiền qua di động này, tiếp sau đó là Canada (19,6%) và Anh (16%).
Kaspersky lý giải: Rất khó có thể nói chính xác vì sao điều này lại xảy ra, nhưng có thể giả định rằng, ở các quốc gia đứng đầu trong danh sách bị tấn công bởi hình thức tống tiền qua di động, là những nước có cơ sở hạ tầng di động và thanh toán điện tử phát triển mạnh. Tội phạm có xu hướng tiếp cận tài sản của nạn nhân tiềm năng gần nhất và tấn công những người sử dụng có thể chuyển khoản tiền chuộc chỉ sau cái nháy đúp chuột.
Bản báo cáo giải thích rằng, các biến thể của hình thức tống tiền qua di động sử dụng công nghệ chặn màn hình chứ không phải là các mã hóa phức tạp. Nguyên nhân là do chức năng bảo mật của Android giới hạn khả năng kết nối vô hạn với dữ liệu người dùng của bên thứ ba và dữ liệu thường được sao lưu tự động vào “đám mây”.
Các biến thể mã độc tống tiền “làm việc” hiệu quả trên điện thoại hơn là trên máy tính cá nhân, do người sử dụng không thể dễ dàng loại bỏ được ổ đĩa cứng và thay thế bằng đĩa cứng khác để loại bỏ những tệp tin độc hại.