Google tự động thiết lập lại quyền của các ứng dụng Android cho hàng tỷ thiết bị
Với Android 11 ra mắt vào năm 2020, gã khổng lồ internet đã giới thiệu tùy chọn tự động đặt lại quyền giúp cải thiện quyền riêng tư của người dùng bằng cách tự động đặt lại quyền của ứng dụng để truy cập các tính năng nhạy cảm như bộ nhớ hoặc máy ảnh nếu ứng dụng đó chưa mở trong vài tháng.
Google lưu ý rằng, một số ứng dụng và quyền tự động được miễn thu hồi, chẳng hạn như các ứng dụng Quản trị thiết bị đang hoạt động được doanh nghiệp sử dụng và các quyền được ấn định bởi chính sách doanh nghiệp. Mặc dù tính năng tự động đặt lại quyền sẽ được bật theo mặc định cho các ứng dụng nhắm mục tiêu Android 11 (API cấp 30) trở lên, tính năng mới phải được bật theo cách thủ công cho các ứng dụng nhắm mục tiêu API cấp 23 đến 29. Việc triển khai dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng quý 1/2022.
Những thay đổi này là một phần của một số tính năng bảo mật và quyền riêng tư dành cho người dùng mà Google đã đưa ra trong thời gian gần đây. Vào cuối tháng 7, công ty có trụ sở tại Mountain View cho biết họ có ý định không cho phép người dùng đăng nhập vào tài khoản Google từ các thiết bị Android chạy phiên bản 2.3.7 trở xuống kể từ ngày 27/9/2021.
Đầu năm 2021, Google đã công bố kế hoạch thêm nhãn bảo mật kiểu iOS vào danh sách ứng dụng trên Cửa hàng Play để làm nổi bật các loại dữ liệu khác nhau đang được thu thập và cách dữ liệu được sử dụng, ngoài việc hạn chế các ứng dụng truy cập danh sách các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị Android.
Tháng 6/2021, Google cũng đã chuyển sang loại bỏ ID quảng cáo của người dùng khi chọn không tham gia cá nhân hóa quảng cáo trong Cài đặt Android như một phần của bản cập nhật dịch vụ Google Play.
Nguyễn Anh Tuấn
(Theo The Hacker News)