4 cách bảo vệ smartphone Android hiệu quả
Một khi nạn nhân vô tình cài đặt ứng dụng độc hại này, điện thoại của họ sẽ bắt đầu gửi đi hàng loạt tin nhắn tới các đầu số mặc định, khiến cho hóa đơn tiền cước cuối tháng tăng đến chóng mặt. Tháng 10 vừa qua, một ứng dụng do thám lại có khả năng chuyển tiếp toàn bộ tin nhắn trong máy các nạn nhân tới một số điện thoại định sẵn mà người dùng không hề hay biết.
Với việc Android đang là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay, nền tảng này cũng đồng thời là mục tiêu được chú ý của hacker và những phần mềm phá hoại. Bên cạnh đó, cơ chế nguồn mở của Android càng tạo điều kiện cho hacker “tung hoành” hơn. Nếu người dùng đang sử dụng một chiếc smartphone hay máy tính bảng của Samsung, LG, HTC, việc cẩn thận hơn trong khâu bảo mật là rất cần thiết.1. Không chủ quan
Người dùng nghĩ rằng virus di động sẽ không bao giờ động tới mình, nhưng liệu có thể đảm bảo rằng người dùng sẽ không bao giờ kết nối với một mạng Wi-Fi công cộng, như tại một quán cafe, một nhà hàng, sân bay nào đó? Trên thực tế, cũng như với máy tính, các nguy cơ hoàn toàn có thể đột nhập vào thiết bị cầm tay của người dùng qua con đường này. Hơn nữa, không chỉ có virus, một chiếc smartphone còn chứa các nguy cơ cao hơn, như bị thất lạc hoặc trộm cắp. Theo số liệu thống kê tại Mỹ năm 2013, có tới 90% số vụ trộm cắp đồ công nghệ liên quan tới smartphone. Một khi chiếc điện thoại bị mất, những thông tin hết sức riêng tư, nhạy cảm được lưu trong đó như ảnh chụp cá nhân, tin nhắn, danh bạ hiển nhiên cũng bị đe dọa.
2. Chỉ tải ứng dụng từ Play Store
Người dùng Android thường nói đến lợi ích của việc dễ dàng cài phần mềm của bên thứ ba lên điện thoại. Điều này khác hẳn với iOS, khi mọi phần mềm, ứng dụng mà bạn định cài lên thiết bị đều chịu sự kiểm soát ngặt nghèo từ Apple. Nhưng sự thật là khi download và cài đặt các ứng dụng tìm thấy ngẫu nhiên trên mạng hoàn toàn có thể mang đến những nguy cơ về an toàn thông tin.
Hiện tại, Google đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ dọn "rác" bên trong y ứng dụng Play Store dành cho Android. Nhưng khi tải ứng dụng từ một website bất kỳ trên mạng, sẽ không có sự đảm bảo nào dành cho người dùng. Kẻ tấn công có thể dễ dàng chỉnh sửa những ứng dụng phổ biến như Snapchat, biến chúng thành công cụ truyền bá malware. Cách đề phòng tốt nhất là “đi chợ” ứng dụng ở kênh chính thống nhất.
3. Đọc kỹ điều khoản của ứng dụng
Đọc kỹ những điều mà người dùng cho phép ứng dụng làm sau khi được cài về máy sẽ giúp hiểu được nhiều điều về ứng dụng đó. Các chuyên gia bảo mật ví đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại phần mềm độc hại. Cứ mỗi lần định cài ứng dụng mới, người dùng sẽ thấy một cửa sổ pop-up hiện ra, liệt kê tất cả các khu vực bên trong điện thoại mà ứng dụng đó muốn tiếp cận. Đa số người dùng bình thường không quan tâm tới cửa sổ này và tiếp tục cài đặt ứng dụng, nhưng nếu dành thời gian đọc kỹ, sẽ thấy sự thận trọng của mình là cần thiết.
4. Cài đặt các phần mềm bảo mật chuyên dụng
Nếu người dùng lưu giữ nhiều thông tin quan trọng trong điện thoại và sử dụng điện thoại để tiến hành nhiều giao dịch quan trọng với bạn, thì cài đặt một ứng dụng bảo mật chuyên nghiệp là không hề thừa. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "bảo mật" trên quầy Google Play Store sẽ cho ra hàng ngàn kết quả, cả miễn phí lẫn trả tiền. Trong số này có cả những ứng dụng đến từ các hãng bảo mật hàng đầu như BitDefender hay Kaspersky.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia bảo mật, một ứng dụng bảo mật sẽ trang bị cho người dùng nhiều chức năng khác nhau chứ không chỉ bó hẹp ở "báo động đỏ" đối với các ứng dụng khả nghi. Chúng giúp backup dữ liệu bên trong điện thoại - một tính năng mà hiện hệ điều hành Android vẫn đang thiếu. Chẳng hạn như Bitdefender có tính năng chống trộm cho thiết bị, định vị điện thoại thất lạc, theo dõi và chặn liên lạc không mong muốn, khóa ứng dụng tin nhắn, gọi điện.... Tương tự, Kaspersky có tính năng báo động SIM, giấu một số liên lạc đặc biệt...
Bản thân Google cũng vừa triển khai một chương trình có tên Quản lý Ứng dụng, cho phép người dùng truy vết và định vị smartphone Android từ xa.